6 buoc de dat doc lap tai chinh

6 Bước Để Độc Lập Tài Chính Thực Sự || Tuấn Đầu Tư

Nếu Search cụm từ “Độc lập tài chính” trên Google thì có lẽ sẽ ra kết quả của hàng trăm bài giảng và Video khác nhau liên quan tới chủ đề này.

Có những bài giảng hữu ích và có những bài giảng chỉ mang tính chất “chung chung”. Và nếu chỉ xem 1 vài bài giảng mà bạn nghĩ rằng đã biết cách để có thể Độc lập tài chính thì đó là quan niệm vô cùng sai lầm.

Để thực sự độc lập tài chính thì bạn cần trả lời câu hỏi:

HOWLàm thế nào Để độc lập tài chính? Và:

WHYTại sao tôi cần phải đạt được Độc lập tài chính?

Thực tế thì câu hỏi WHY lại quan trọng hơn HOW bởi nếu bạn không có một lý do đủ lớn (BIG WHY đủ lớn) thì bạn sẽ không bao giờ có nguồn năng lượng đủ lớn để kích hoạt những sức mạnh, sự tập trung và sự bền bỉ để đạt mục tiêu tài chính – nhất là khi thời gian trung bình để hoàn thành Độc lập tài chính có thể cần nhiều năm hoặc vài chục năm.

>> Xem bài học trên Youtube:

Hãy bắt đầu từ điều quan trọng nhất: Làm sao để có BIG WHY?

Tìm được BIG WHY đúng sẽ quyết định 80% trong việc bạn có thực sự hành động để đạt được độc lập tài chính hay không” – Tuấn Đầu Tư.

BIG WHY là những lý do đủ lớn khiến cho chúng ta phải hành động, và nếu không có BIG WHY thì chúng ta sẽ mãi trong vòng luẩn quẩn của cuộc đời “Biết rằng làm thì sẽ tốt, nhưng mãi không chịu làm“.

Khi chúng ta không có một mục tiêu rõ ràng về tài chính, và cũng không có BIG WHY đủ lớn để hướng tới mục tiêu đó thì chúng ta đang ở trong trạng thái “bất hoạt”: một trạng thái năng lượng thấp với mục tiêu đó. Và như thế gần như ta không thể chạm tới mục tiêu trong tương lai gần hoặc xa.

BIG WHY sẽ giúp thay đổi trạng thái năng lượng, và nhờ đó chúng ta sẽ có cơ hội chinh phục mục tiêu tài chính – Độc lập tài chính của mình.

Vậy làm thế nào để tìm được BIG WHY trong cuộc sống?

big why tu san sinh ra nang luong -
Big Why đủ lớn sẽ tự sản sinh ra năng lượng hoàn thành mục tiêu

Cách 1: Tìm cho mình “một người thầy tốt”

Một người thầy tốt ở đây có thể là một người cụ thể, rất giỏi và sẵn sàng hướng dẫn bạn trong lĩnh vực tài chính. Hoặc là cảm xúc của bạn sau khi đọc xong một cuốn sách, xem xong một bộ phim hay, tạo nên cảm xúc mãnh liệt trong bạn.

Nếu bạn đón nhận những cảm xúc tích cực đó theo “cách có ý thức” thì nguồn năng lượng tích cực đó có khả năng kết nối với cảm xúc bên trong của chính bạn thì xác suất bạn có thể thay đổi ở cấp độ hành động lên đến 80%, và thường thì chỉ có người thầy tốt mới đủ năng lực làm việc này 1 cách có ý thức mà thôi!

Do đó, bạn cần tìm cho mình một người thầy tốt, người sở hữu đủ: Tâm – Tầm – Tài và dùng người thầy này “một cách có ý thức” để hình thành nên BIG WHY đủ lớn trong bạn. Người thầy tốt là người không chỉ nói về HOW (Làm thế nào) mà sẽ cho bạn hiểu sâu sắc WHY (Tại sao cần làm điều đó).

Và nếu bạn có duyên gặp được một người Thầy như vậy ngoài đời, người giúp bạn tìm được BIG WHY của bất kỳ lĩnh vực nào bạn tham gia thì hãy gọi họ một chữ THẦY nhé các bạn. Cơ hội để chúng ta tìm được người như vậy thực sự trong cuộc sống vô cùng hiếm!

>> Dành 5 phút để đọc bài viết Độc lập tài chính là gì rồi quay trở lại bài viết này sẽ giúp bạn thẩm thấu nội dung tốt hơn đó.

Cách 2: Sau khi trải qua một biến cố lớn

Đó là khi khi chúng ta trải qua một biến cố lớn:

Ví dụ như bạn trải qua căn bệnh hiểm nghèo và bạn phát hiện ra sức khỏe mới là thứ quan trọng hơn tất thảy…

Bạn trải qua 1 thành công hoặc thất bại trong một một dự án lớn thì bạn mới nhận ra rằng sự nghiệp hoặc tài chính là thứ quan trọng nhất…

Ban trải qua việc  bị bạn bè, đồng nghiệp, người yêu, người thân ruồng bỏ thì bạn mới phát hiện ra cảm xúc và con người mới là thứ quan trọng nhất….

Bạn ngồi với 1 người anh, 1 người chị đã rất thành công và cách họ truyền cảm hứng cho bạn thì bạn nhận ra rằng Cái thứ mà họ khuyên mới là quan trọng nhất…

Điểm chung của những câu chuyện trên chính là ở cảm xúc: NHỮNG NIỀM VUINHỮNG NỖI ĐAU từ biến cố đó.

Khi bạn trực tiếp trải nghiệm những NIỀM VUI và NỖI ĐAU đủ lớn (thường từ những biến cố lớn mang lại) thì BÀI HỌC sau đó chính là những BIG WHY đủ lớn, lớn đủ để trở thành động cơ đốt trongcung cấp năng lượng, động lực, kỷ luật dài hạn để bạn hành động mà không cần có bất kỳ 1 tác động hay lời động viên nào từ bên ngoài. 

>> Bạn đã phân biệt được sự khác nhau giữa thu nhập thụ động và chủ động chưa? Nếu chưa hãy đọc thêm nhé!

Cách 3: Tự bạn phải có đủ năng lực để hình thành BIG WHY đủ lớn

Một điều trớ trêu là những người có khả năng này thường ít nhưng Tuấn Đầu Tư tin rằng sau khi bạn đọc xong bài viết này, năng lực này của bạn sẽ tăng hơn 1 chút.

Bản thân những người có khả năng tự xây dựng để hình thành 1 BIG WHY đủ lớn này cũng không thể tự sinh ra năng lượng cho bản thân họ, mà họ vẫn cần phải sử dụng các bảo bối bên ngoài (cái mà tôi hay gọi là “Tam bảo” để giúp họ xây dựng ra 1 BIG WHY đủ lớn. 

Những người này có năng lực quản lý khá tốt và họ sẽ xây dựng 1 tiểu dự án để tổng hợp những hoạt động như (đọc những cuốn sách, google để tìm hiểu thông tin, gặp những người đã thành công trong 1 lĩnh vực và 1 số các hành động khác nữa).

Họ sẽ tự quản trị 1 cách có chủ đích để ghép các mảnh ghép nhỏ, biến nó trở thành những mảnh ghép lớn và từ đó hình thành nên 1 BIG WHY đủ lớn của chính họ.

Khi đã có BIG WHY rồi thì nó giống như một động cơ đốt trong với đầy xăng vậy, sẽ tìm mọi cách để có câu trả lờiLàm thế nào để đạt được mục tiêu” và hành động ko mệt mỏi, thất bại thì tự biết đứng lên làm lại, chưa thành công thì rồi cũng sẽ thành công, chán nản thì biết cách tự sạc lại năng lượng để lại hành động tiếp.

Một người có năng lực tự hình thành BIG WHY là như vậy đó và Tuấn Đầu Tư mong rằng bản thân có thể giúp được các bạn sớm đạt được khả năng tự tìm ra BIG WHY của mình thông qua những chia sẻ, những bài học – từ đó thực sự Độc lập tài chính.

>> Nghe bài học qua Podcast: 

Độc lập tài chính: Niềm vui và Nỗi đau

Niềm vui khi Độc lập tài chính

niem vui cua doc lap tai chinh -
Niềm vui của Độc lập tài chính là làm được những điều mình thích

Độc Lập tài chính sẽ mang lại sự tự do để làm những điều mình thích mà không bị ràng buộc bởi tài chính” – Tuấn Đầu Tư.

Hãy nhắm mắt và thử tưởng tượng:

Bạn sẽ được tự do mua sắm những gì mình thích cái mà trước đây bạn không thể mua được do không có đủ tiền…

Bạn sẽ được thoải mái đi du lịch cùng bạn bè, tận hưởng những giây phút yên bình bên gia đình bạn và thưởng thức nụ cười của những đứa trẻ…

Bạn sẽ có thể cho con bạn hưởng những dịch vụ giáo dục tốt nhất để tiền đồ của con được rộng mở hơn…

Bạn có thể báo hiếu, sắm những gói dịch vụ sức khỏe tốt nhất cho bố mẹ mình, bạn có thể để mua những món quà lớn mà người bạn đời của mình hằng mơ ước…

Bạn có thể cảm nhận được ánh mắt của bạn bè mình, đồng nghiệp mình, khách hàng của mình tôn trọng những giá trị Do bạn làm ra…

Tất cả những điều kể trên bạn luôn có quyền lựa chọn trong tầm tay: Làm hoặc không làm?!

khác hoàn toàn với việc bạn “muốn làm nhưng LỰC BẤT TÒNG TÂM” – là những nỗi đau về tài chính bạn sẽ đối diện nếu không thể độc lập tài chính.

Nỗi đau khi không thể Độc lập tài chính

noi dau khi khong the doc lap tai chinh
Bạn có những nỗi đau nào trùng với các ví dụ trên?

Đây là những NỖI ĐAU bạn sẽ phải trả giá:

Cảm giác bạn hết tiền và phải gọi cho bạn bè hoặc người thân để vay từng đồng, có thể để họ vẫn sẽ cho bạn vay nhưng đâu đó trong suy nghĩ và ánh mắt của họ là cảm giác một chút thương hại với tình cảnh khó khăn của bạn và họ sẽ đặt ra câu hỏi “tại sao bạn lại phải phải chạy vạy từng đồng như vậy?” Phải chăng bạn không có năng lực làm ra tiền? phải chăng bạn đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn?  phải chăng bạn đang đầu tư thua lỗ? phải chăng công ty bạn sắp phá sản?…

Cảm giác chúng ta quan sát những người khác đang sở hữu những thứ mà chúng ta thích nhưng bản thân chúng ta không thể để mua được nó; có một chút ghen tị và hờn dỗi từ chính chúng ta; có 1 chút bất lực;  thậm chí là tự sỉ vả mình. Có thể bạn sẽ giải thích, đưa ra lý do làm dịu “vì sao mình chưa có nó” và thậm chí là bao biện chữa thẹn với chính mình…

Cảm giác Không thể cho con bạn Những thứ chúng nó muốn chính đáng, bạn không thể cho con bạn học ở trường mà bạn biết rằng chất lượng giáo dục ở trường đó tốt hơn hẳn…

Cảm giác Bạn không thể cho bố mẹ mình mình được chăm sóc hoặc khám bệnh ở những bệnh viện có đội ngũ bác sĩ giỏi, dịch vụ tốt…

Cảm giác Bạn không thể sắm cho bạn đời bạn những thứ mà cô ấy hoặc anh ấy thích…

Những cảm xúc kể trên nếu đã từng xảy ra hoặc sẽ xảy ra có khiến bạn cảm thấy một chút tự ti, bất lực và thậm chí là vô trách nhiệm khi mình chưa lo đủ cho những người thân xung quanh mình không?

Câu trả lời đúng có lẽ là “không phải chỉ là một chút đâu, mà là RẤT RẤT NHIỀU“!

Nếu đọc đến đây mà bạn cảm thấy “ĐAU” thì bạn đang đi đúng hướng để hình thành BIG WHY của mình rồi đó.

Nếu bạn vẫn “chưa cảm nhận được gì“, hãy đọc lại một lần nữa từ đầu bài viết này và thực sự tập trung cảm nhận để thật sự gắn kết và thật sự có cảm xúc với niềm vui và nỗi đau do độc lập tài chính mang lại.

chỉ khi bạn có cảm xúc thật sự với niềm vui và nỗi đau do độc lập tài chính mang lại thì bạn mới có một BIG WHY – 1 lý do đủ lớn cho việc đạt được độc lập tài chính.

Và chỉ khi bạn có một lý do đủ lớn thì bạn mới Tự mình nhấc mông lên hành động để đạt được độc lập tài chính mà thôi!

Vậy là 2/3 nội dung chúng ta đã trao đổi về câu hỏi WHY, bây giờ sẽ là lúc ta nói về HOW.

6 Bước cần làm để Độc lập tài chính

6 bước cần để độc lập tài chính
Hãy ghi chép và suy ngẫm về 6 bước cụ thể này nhé

Bước 1: Thay đổi tư duy và hình thành được BIG WHY đủ lớn về độc lập tài chính

Lý do vì sao lại cần xuất phát từ bước này? mọi thứ đều xuất phát từ tư duy, tư duy không đúng thì 1.000 năm nữa cũng sẽ không đạt được độc lập tài chính đúng nghĩa.

Để làm được bước này và hình thành nên BIG WHY đủ lớn thì bạn cần tìm hiểu về nó từ 1 đến 7 ngày, tùy vào năng lực của mỗi người.

Bước 2: Học hỏi các kiến thức tài chính và đầu tư

Lý do là vì sau khi có tư duy ở bước 1 thì vẫn chưa đủ, cần biến tư duy thành kiến thức cụ thể để dùng, và biến kiến thức đó thành hành động & áp dụng vào trong thực tế. Với bước này các bạn cần thực hiện trong vòng một tháng để tìm hiểu cặn kẽ về 5 khâu quan trọng trong tài chính cá nhân: Khâu số 1 là kiếm tiền; khâu số 2 là tiêu và tiết kiệm tiền; khâu số 3 là đầu tư tiền; khâu số 4 là bảo vệ tiền và cuối cùng và cũng là quan trọng nhất là khâu số 05: quản trị tiền.

>> Dành 1 phút thử tính chỉ số độc lập tài chính của chính bạn để xem rằng bạn đang ở mức nào?

Bước 3: Dùng những kiến thức đã học được ở bước 2

Cần lập ra kế hoạch chi tiết tối ưu hóa chi phínâng cao dần thu nhập chủ động và thu nhập thụ động của bản thân, tiến tới việc thu nhập thụ động dần nâng cao để lớn hoặc bằng chi phí hàng tháng.

Ở bước này bạn cần chia nhỏ mục tiêu theo từng Tháng, từng Quý, từng Năm. Bí mật của thành công chia nhỏ một mục tiêu lớn thành những cột mốc đủ nhỏ và khả thi trong một thời gian đủ ngắn.

Cứ thế từng bước đạt được các cột mốc nhỏ này để tiến đến mục tiêu lớn. Thời gian ở bước 3 lập kế hoạch chi tiết này Khoảng một tuần.

Bước 4: Hành động thật sự và bắt tay vào hoàn thành từng cột mốc nhỏ mà kế hoạch đã vạch ra ở bước 3

Lý do là nếu không có hành động thì giấc mơ mãi mãi vẫn chỉ là giấc mơ. Đây là thực trạng phổ biến khi đến 90% người ta chỉ nghĩ và rồi không làm gì cả.

Thời gian thực hiện bước 4 này là từ 5 năm đến 20 năm tùy năng lực từng người.

Bước 5: Áp dụng những công cụ cụ thể để theo dõi và giám sát được các chỉ số sức khỏe tài chính đã thực hiện ở Bước 4

Ví dụ như theo dõi quá trình thay đổi của tổng tài sản, tổng thu nhập, tổng nợ, tổng chi phíhệ số độc lập tài chính theo từng tháng. Ở bước 5 này cần tránh sai lầm phổ biến trong quản trị tài chính là liên quan đến tiền mà cái gì cũng không rõ ràngkhông có số liệu cụ thể.

Đã là quản trị thì bắt buộc phải cần đến số liệu cụ thể. Bước 5 cần được triển khai song song với Bước 4.

Bước 6: Thực hiện chu trình lặp đi lặp lại từ bước 2 đến bước 5, cho đến khi đạt được độc lập tài chính

Cần nhớ Độc Lập tài chính là một hành trình, đừng viển vông mơ mộng mong sớm đạt được trong vòng 1 vài năm.

Đến đây, Tuấn chúc các bạn sớm hình thành được BIG WHY đủ lớncàng sớm càng tốt, hành động và bước những bước đi đầu tiên trên hành trình Độc lập tài chính.

Hành trình này tất nhiên không trải đầy hoa hồng nhưng chắc chắn những gì bạn nhận được sẽ không bao giờ làm bạn phải hối hận. Bạn sẽ đi con đường này với cả nước mắt và nụ cười nhưng bạn sẽ luôn thấy mãn nguyện và bình an

Phía dưới là Bản đồ tư duy cho mọi nội dung được chia sẻ trong bài viết này:

06 Buoc de Doc Lap Tai Chinh - Tuan Dau Tu
Toàn bộ nội dung đã chia sẻ – Bản quyền: tuandautu.com

Hãy Follow Tuấn Đầu Tư để học những bài học tiếp theo về Độc lập tài chính bạn nhé.

Hãy bình luận cảm nhận của bạn phía dưới và đừng quên chia sẻ bài viết cho bạn bè nếu bạn thấy hữu ích!

Bản quyền thuộc về Tuấn Đầu Tư – tuandautu.com

Vui lòng ghi rõ nguồn khi muốn sao chép nội dung này.

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Chia sẻ ngay

About The Author

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

1 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Tuấn Đầu Tư

Bạn có suy nghĩ gì sau khi đọc xong bài viết này? Hãy cho Tuấn Đầu Tư và bạn đọc được biết nhé!

1
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Scroll to Top