loi khuyen cho ban tre doc lap tai chinh -

10 lời khuyên hữu ích cho các bạn trẻ muốn độc lập tài chính

Những bạn trẻ không có kiến thức và kinh nghiệm về việc quản lý tiền bạc, thường dẫn đến những sai lầm đáng tiếc hay rơi vào trạng thái không đủ tài chính chi trả cho nhu cầu hàng ngày. Bởi vậy,  độc lập tài chính không phải dễ dàng đạt được, nó đòi hỏi sự làm việc chăm chỉ và cống hiến để ổn định cuộc sống hướng tới mục tiêu cuối cùng của bạn là độc lập tài chính

Quản lý tài chính khi còn trẻ là một quá trình học hỏi, lập kế hoạch và phụ thuộc nhiều vào tính kỷ luật của bản thân. Các chuyên gia tài chính cá nhân cũng đưa ra một số lời khuyên hữu ích giúp các bạn trẻ có thể học hỏi được cách quản lý tiền bạc hiệu quả và sức khỏe tài chính được ổn định như mong đợi.

Cùng Tuấn Đầu Tư điểm qua những lời khuyên tài chính hữu ích dành cho các bạn trẻ qua bài viết dưới đây. 

1. Xác định “con số” độc lập tài chính bạn muốn

doc lap tai chinh can nhieu tien -

Trước hết, độc lập tài chính (Financial Independence, viết tắt FI) là trạng thái có đủ thu nhập để trang trải chi phí sinh hoạt cho phần còn lại của cuộc đời mà không phải làm việc và lo lắng về tài chính. 

Sự độc lập về tài chính xảy ra khi bạn có đủ tiền tiết kiệm và đầu tư để không bao giờ cần phải làm việc thêm một ngày nào đó khi nghỉ hưu. Mặc dù đó là một công việc bạn yêu thích, nhưng bạn có thể tự do tuyệt vời khi biết rằng bạn sẽ không bao giờ phải làm việc vì kiếm sống trong cuộc đời.

Một phần quan trọng của hành trình độc lập tài chính là xác định xem bạn thực sự cần bao nhiêu tiền để biến ước mơ này thành hiện thực. Con số đó chính là số FI của bạn, là mục tiêu mà bạn nên phấn đấu khi quyết định nghiêm túc theo đuổi độc lập tài chính.

>> Đọc thêm: Độc lập tài chính là gì và cần bao nhiêu tiền sẽ giúp bạn tính toán chi tiết số tiền bạn cần có để Độc lập tài chính!

Việc xác định và ghi nhớ con sô FI giúp bạn có động lực để tiết kiệm thêm, đến một ngày nào đó bạn sẽ phải ngạc nhiên với khoản tiết kiệm mình có nhờ kế hoạch cụ thể của con số FI.

2. Trả các khoản nợ cản trở bạn

Nếu chẳng may vướng phải nợ nần vì nhiều lý do khác nhau, hay bạn vay nợ để đầu tư cho dự án kinh doanh của mình thì việc kiểm soát các khoản nợ cực kỳ quan trọng.
Nếu bạn không kiểm soát được khoản nợ với khả năng chi trả tiền gốc và lãi hàng tháng và cũng không lên kế hoạch hoàn trả hợp lý với nguồn thu nhập hiện tại thì mọi thứ sẽ rất tồi tệ.

Bởi vậy, David Aylor (là một luật sư hỗ trợ về thương tích cá nhân, bảo vệ tội phạm trung thành và các trợ lý pháp lý lành nghề), khuyên bạn nên trả hết nợ càng sớm càng tốt. 

Trên hành trình tiến tới sự độc lập tài chính của mình, Aylor cho biết chìa khóa thành công của anh ấy trong việc trả nợ là lập nên một kế hoạch trả nợ hợp lý. Ngoài ra, anh ấy còn thường xuyên kiểm tra các khoản nợ đang bị thu hẹp dần để duy trì động lực trong suốt quá trình phấn đấu.

Như vậy, có kế hoạch trả nợ đúng hạn và cân đối tốt nguồn tài chính sẽ giúp bạn có điểm tín dụng tốt và tài chính khỏe mạnh hơn.

>> Đọc thêm: 2 Phương pháp trả nợ hiệu quả và thông minh dành cho bạn

3. Tiết kiệm luôn được ưu tiên hàng đầu

can tiet kiem tien de doc lap tai chinh -

Tiết kiệm cho một mục tiêu lớn ở các bạn trẻ nghe chừng khó thực hiện. Thế nhưng nếu bạn biết cách thì bạn hoàn toàn có thể tiết kiệm được con số mà bạn mong muốn.

Theo giám đốc điều hành của Patel Firm, Minesh Patel chia sẻ rằng: “Cách quan trọng nhất mà tôi có thể tiết kiệm để có được tự do tài chính, ngay cả khi còn là một sinh viên mới tốt nghiệp với ngân sách eo hẹp, là tự trả tiền cho bản thân mình trước”. 

Trả tiền cho bản thân trước tiên nghe có vẻ hơi trừu tượng. Đối với Patel, trả tiền cho bản thân mình trước là cuộc hành trình bắt đầu bằng cách ưu tiên đầu tư một khoản thu nhập của mình vào tiết kiệm hàng tháng.

Bằng cách nào đó, việc tích cực tiết kiệm trước sẽ làm bạn cảm thấy khoản tiền chi tiêu của mình bị eo hẹp, bó buộc. Thế nhưng, nó lại là cách tốt để hạn chế việc bạn chi tiêu một cách phù phiếm, lãng phí và đảm bảo rằng bạn sẽ có được khoản tiết kiệm dư dả trong tương lai.

>> Đọc thêm: Bạn nên tiết kiệm bao nhiêu tiền mỗi tháng?

4. Tránh lối sống tiêu xài hoang phí

Lối sống tiêu xài thả ga, thích gì chi đấy là vấn đề thường gặp nhất của các bạn trẻ. Không thiếu những lần thấy một món đồ hợp mắt, độc đáo và bạn cảm thấy muốn sở hữu nó dù giá không rẻ, có khi bạn đã suy nghĩ về sự cần thiết của món đồ nhưng lại vẫn bỏ qua và quyết định mua nó.

Sự ham muốn sở hữu món đồ không thực sự cần thiết là một thói quen có hại cho nguồn tài chính của bạn. Nếu không kiểm soát và tiêu tiền một cách hợp lý thì bạn sẽ sớm vướng vào nợ nần và thiếu khả năng chi trả cho những món đồ thiết yếu.

Thực tế, James Diel (giám đốc điều hành Textel) đã thành công trong hành trình đi tới độc lập tài chính của mình nhờ nhiều lần tránh chi tiêu vào những khoản mua sắm lớn không cần thiết.

Thậm chí, ông ấy còn khuyên chúng ta nên bắt đầu tiết kiệm ngay bây giờ, số tiền tiết kiệm có thể ít nhưng sau này sẽ là một “ổ trứng” dồi dào.

>> Đọc thêm: 7 cách sống tiết kiệm mà vẫn thoải mái 

5. Chi tiêu vào việc quan trọng với bạn

Kara Metcalf và chồng của cô ấy đạt được FI vào giữa tuổi 30 và rời bỏ công việc của công ty cho việc đi du lịch, khám phá vùng đất mới. Một trong những mẹo của cô ấy là chi tiêu có mục đích.

“Mỗi đô la bạn bỏ ra là một đô la bạn sẽ không bao giờ nhận lại được”, Metcalf chia sẻ. Thực tế, cô ấy muốn bạn coi mỗi lần mua hàng như một sự lựa chọn để đánh đổi thời gian trở thành FI trong tương lai. Mỗi lần bạn chọn sở hữu một món đồ nào đó thì con đường độc lập tài chính của bạn lại càng xa hơn.

Vì vậy, trước khi mua hàng thì hãy đảm bảo mặt hàng đó thực sự rất cần thiết với bạn. Nếu bạn làm được điều này thì chi tiêu của bạn thực sự sẽ được cắt giảm đáng kể.

>> Đọc thêm: 10 bài học về tiền có thể thay đổi cuộc đời bạn

6. Chọn kênh đầu tư phù hợp để tăng thu nhập

Tiết kiệm phải luôn đi đôi với đầu tư thì nguồn tiền của bạn mới đang thực sự hoạt động hiệu quả và tạo cho bạn một nguồn thu nhập đáng kể. Việc chọn kênh đầu tư phù hợp như bất động sản, trái phiếu, chứng khoán, gửi tiết kiệm ngân hàng,…với nguồn tiền nhàn rỗi sẽ giúp sản sinh lợi nhuận, gia tăng giá trị của tài sản.

Các nhà triệu phú luôn để dòng tiền của họ hoạt động, theo triết lý tiền đẻ ra tiền, tức là sử dụng số tiền hiện có để tạo ra khối tài sản lớn hơn. Đầu tư thông minh sẽ giúp bạn sớm có khoản doanh thu ổn định, từ đó có nguồn vốn đủ lớn phục vụ cho các dự án kinh doanh mà không phải phụ thuộc vào các khoản vay bên ngoài.

Tất nhiên, khi có tài chính vững mạnh thì bạn có nhiều thời gian chăm sóc gia đình, con cái và có thể nghỉ hưu sớm hơn nếu bạn muốn.

>> Đọc thêm: Học đầu tư cho người mới thế nào hiệu quả nhất?

7. Chăm sóc sức khỏe bản thân

cham soc suc khoe ban than la dieu quan trong -

Cuộc sống mưu sinh luôn cần sự cố gắng, và để đạt được thành công thì việc trải qua thời gian dài làm việc cật lực  hãy những bữa ăn ăn vội là điều vẫn thường thấy trong cuộc sống, đặc biệt là với các bạn trẻ đang trong quá trình lập nghiệp.

Tất nhiên cố gắng quá sức sẽ dẫn đến kiệt sức, việc bỏ quên sức khỏe của bản thân cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro phía trước. 

Hãy thử tưởng tượng số tiền bạn tích góp cả một thời gian dài lại được chi tiêu hết vào chi phí bệnh viện do vấn đề suy nhược sức khỏe. Chi phí bệnh viện là thứ không thể trả giá, buộc bạn phải chi trả để chữa dứt điểm bệnh tật.

Vậy nên Avner Brodsky mới khuyên bạn nên dành thời gian để hiểu giới hạn và sức khỏe của bản thân mình, nên dành thời gian luyện tập thể thao, bồi dưỡng sức khỏe để vững vàng trên con đường phía trước.

Hãy nhớ rằng hoàn toàn không sao nếu bạn đi chậm lại trên hành trình độc lập tài chính của mình, việc chăm sóc sức khỏe bản thân để chinh phục mục tiêu mới là điều cần thiết với bạn.

>> Đọc thêm: Quỹ khẩn cấp tài chính là gì? Tại sao lại liên quan tới chăm sóc sức khỏe cá nhân?

8. Đầu tư vào bản thân

Như tỷ phú Warren Buffett đã từng nói rằng: “Đầu tư càng nhiều vào bản thân mình càng tốt, bạn là tài sản lớn nhất của chính mình vào thời điểm này”.

Đầu tư vào bản thân luôn là khoản đầu tư thông minh, việc dành thời gian, tiền bạc để trau dồi kiến thức mỗi ngày, trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết như ngoại ngữ, tin học, giao tiếp, phong thái làm việc, xử lý tình huống,… chưa vào giờ là thừa thãi.

Như vậy, đầu tư vào bản thân là chiến lược đầu tư thông minh, nhờ vào năng lực, kỹ năng chau chuốt của bản thân bạn có thể tạo ra được khoản thu nhập hơn nhiều lần con số hiện tại. Có được những điều này thì khả năng độc lập tài chính của bạn ngày càng mở rộng hơn, thời gian tận hưởng cuộc sống cũng sẽ đến gần hơn với bạn.

>> Đọc thêm: Quản lý tài chính cá nhân là làm những gì?

9. Hãy kiên trì cho tới khi đạt được mục tiêu

kien tri toi cung de thanh cong -

Độc lập tài chính là một con đường bền bỉ nhằm tích lũy được một khoản tiền bạn mong muốn trong tương lai. Trong nhiều trường hợp, sẽ mất nhiều năm thậm chí nhiều thập kỷ để đạt được.

Thế nên, một điều quan trọng quyết định đến quá trình đạt được độc lập tài chính cá nhân là dựa vào sự kiên trì, quyết tâm theo đuổi của mỗi người. Khi bắt đầu, sự khác biệt có thể không quá lớn nhưng theo thời gian bạn sẽ thấy hài lòng với nỗ lực của bản thân.

Theo chuyên gia ẩm thực người Mỹ, Anthony khuyên bạn nên nghĩ về hành trình này giống như việc luyện tập: “Một buổi tập duy nhất cho cơ bụng của bạn sẽ không mang lại cho bạn một cơ bụng phẳng lì, nhưng hãy duy trì nó trong mười năm, và bạn chắc chắn sẽ làm rung chuyển cơ bụng sáu múi đó”.

Tóm lại, bạn có thể theo đuổi độc lập tài chính của mình thông qua những nỗ lực nhỏ theo thời gian miễn là bạn quyết tâm theo đuổi mục tiêu đến cùng và bằng bất cứ thử thách nào.

10. Tập trung vào hành trình của riêng bạn

Trong mọi khía cạnh của cuộc sống, chúng ta rất dễ bị cuốn vào những lời nói rèm pha, so sánh và tác động từ bên ngoài. Điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến các quyết định và mục tiêu hiện tại đối với tài chính cá nhân.

Kara Metcalf khuyên bạn nên tập trung vào hành trình của chính mình. Cô ấy nói: ” Nếu bạn so sánh cuộc sống của mình với bạn bè, gia đình hoặc đồng nghiệp, bạn thường cảm thấy thiếu thốn vì bạn sẽ tiết kiệm tiền nhiều hơn là chi tiêu xa hoa, mua tủ quần áo mới hay đi ăn nhà hàng”.

Cuộc sống của chính mình thì nên tự mình nhìn nhận, bạn không nên so sánh hay nghe theo những cám dỗ từ bên ngoài bởi hành trình, mục đích của mỗi người là khác nhau.

>> Đọc thêm: 6 Bước để độc lập tài chính thực sự

Vậy nên, hãy ưu tiên tập trung vào mục tiêu của riêng bạn và ngừng so sánh cuộc sống của bạn với người khác.

Tóm lại, con đường độc lập tài chính sẽ khác nhau đối với tất cả mọi người. Khi bạn quyết tâm theo đuổi hành trình, hãy cân bằng giữa nhu cầu hiện tại và mong muốn trong tương lai của bạn một cách hợp lý và hiệu quả.

Trên đây là những lời khuyên tài chính dành cho các bạn trẻ. Tuấn Đầu Tư hy vọng bạn đã có những kiến thức hữu ích để chuẩn bị cho những kế hoạch quản lý chi tiêu tài chính cá nhân hợp lý ở hiện tại và đạt được Độc lập tài chính trong tương lai!

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Chia sẻ ngay

About The Author

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Scroll to Top