10 bai hoc ve tien giup thay doi cuoc doi

10 Bài học về tiền bạc thay đổi cuộc đời bạn

Việc quản lý tiền bạc, tài chính cá nhân đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Nó giúp chúng ta chi tiêu một cách hợp lý và giảm bớt các áp lực kiếm tiền, góp phần tạo nên cuộc sống ổn định, phù hợp với thu nhập cá nhân.

Để chi tiêu tiền bạc đúng cách và hợp lý, điều quan trọng hơn hết bạn cần nắm được đó chính là kỹ năng quản lý tài chính cá nhân. Bạn cần xác định: mình có gì, cần gì, muốn gì và phải làm gì?

Dưới đây Tuấn Đầu Tư sẽ chia sẻ Top 10 bài học về tiền bạc thay đổi cuộc đời bạn  giúp bạn rèn luyện kỹ năng quản lý tài chính cá nhân. 

Bài học thứ nhất: Không lãng phí – Hãy tiết kiệm

Ngày nay, rất nhiều bạn trẻ sử dụng tiền một cách phung phí. Điều này có thể dẫn đến tình trạng cuộc sống bấp bênh, không ổn định.

Bạn cần biết rằng, bạn muốn tự chủ và giàu có về tài chính thì bạn phải học cách tiết kiệm, tránh tiêu pha vô tội vạ, nhất là các món đồ chưa cần thiết dù chi phí bỏ ra là nhỏ.

Một Giám đốc điều hành nổi tiếng người Anh đã từng nói: “Hãy chăm sóc những đồng xu và những đồng bảng Anh sẽ sự chăm sóc chúng”. Rõ ràng đồng xu có giá trị nhỏ hơn những đồng Bảng Anh rất nhiều nhưng ý muốn nói: Hãy tiết kiệm từ những điều nhỏ nhất, sau đó bạn sẽ nâng cao được năng lực quản lý tiền và có thể giữ được những giá trị lớn hơn.

Đây là một bài học vô cùng tâm đắc, khuyên bạn nên quan tâm, tập trung tiết kiệm từ những khoản tiền nhỏ nhất. Nhiều bạn trẻ nghĩ rằng “chỉ là vài đồng tiền lẻ nên tiêu hết cho bớt nặng túi” và họ không hề nghĩ tới tiết kiệm. 

>> Đọc thêm: Nên tiết kiệm bao nhiêu tiền mỗi tháng?

Vậy nên, phải bỏ ngay cách nghĩ đó và luôn tư duy rằng “tích tiểu thành đại”, có nhỏ thì sau mới lớn dần được. Và chỉ có tiết kiệm thì sau này tài chính của bạn mới vững chắc và ổn định.

Bài học thứ hai: Trì hoãn những mong muốn nhất thời

Những mong muốn nhất thời sẽ làm bạn nghèo đi lâu dài
Những mong muốn nhất thời sẽ làm bạn nghèo đi lâu dài

Việc chi tiêu bốc đồng, thỏa mãn sự ham muốn nhất thời có thể dẫn đến việc đẩy lùi các mục tiêu tài chính dài hạn như xây dựng quỹ khẩn cấp, tiết kiệm để nghỉ hưu, thậm chí tích lũy vốn đầu tư.

Vậy nên, không còn cách nào khác ngoài việc bạn phải tự kiềm chế các quyết định chi tiêu bốc đồng của mình. Hãy nghĩ rằng nếu hôm nay bạn trì hoãn được mong muốn đó thì bạn vẫn có thể đạt được chúng trong tương lai, thậm chí có thể làm được nhiều điều vĩ đại hơn trong tương lai.

>> Đọc thêm: 7 Cách sống tiết kiệm mà vẫn cảm thấy “giàu sang”

VD: Nếu bạn có thể trì hoãn việc mua chiếc iPhone 14 mới ngày hôm nay để tiết kiệm được một khoản tiền. Bằng việc giữ và đầu tư khoản tiền đó thì trong tương lai, bạn có thể có đủ tiền để mua nhiều chiếc iPhone mới ra mắt thay vì chỉ mua được một chiếc ở thời điểm hiện tại.

Bạn trì hoãn mua một chiếc áo mới không phải bởi thực tế không quá cần thiết để phải mua chiếc áo đó ở thời điểm hiện tại. Bạn sẽ giữ được tiền và tạo lập dần thói quen kiểm soát những quyết định bốc đồng, cảm xúc và phát triển sự hạnh phúc với cuộc sống thanh đạm.

Nhờ bài học về sự trì hoãn này mà rất nhiều người trở nên giàu có. Với số tiền giữ lại, Bạn cũng có thể linh hoạt về tài chính để làm việc kinh doanh của riêng mình và đảm bảo tương lai tài chính của gia đình bạn nếu bạn áp dụng thành công bài học đó.

>> Đọc thêm: 5 câu hỏi lớn khi dự định mua nhà trả góp

Bài học thứ ba: Học cách thương lượng khi mua hàng

Nhiều người trong chúng ta tin rằng giá cả được định sẵn, chấp nhận mức giá đó cho món đồ mình muốn và không cần thiết phải thương lượng.

Nhưng thực tế là: “Mọi thứ đều có thể được thương lượng”. Đơn giản khi bạn mua một cái áo, bạn có thể khéo léo trả giá, thương lượng với người bán một mức giá thấp hơn hiện tại và đưa cho họ niềm tin rằng bạn sẽ ủng hộ vào lần sau.

Mỗi lần thương lượng như vậy, bạn có thể tiết kiệm được chút tiền cho một món đồ, nhiều lần như thế bạn đã có một khoản tiền lớn.

Với tư duy tiền bạc này, bất cứ ai cũng có thể bắt đầu tiết kiệm từ hôm nay.

Bài học thứ tư: Tiêu ít hơn số tiền mình kiếm được

Nhiều người trong chúng ta thường tiêu nhiều tiền hơn số tiền mình làm ra. Điều này khiến chúng ta dễ rơi vào nợ nần khi số tiền chi tiêu và mua sắm vượt quá ngân sách.

Do đó hãy hướng tới cuộc sống thanh đạm, đầy đủ, đáp ứng các nhu cầu của bạn, tránh lãng phí với những mong muốn bồng bột. 

Đặc biệt, hãy tạo ra vùng an toàn về tiền bằng cách tiết kiệm số tiền mình có được. Mặc dù, lợi nhuận từ tiết kiệm rất nhỏ bé nhưng nó có thể giúp bạn hình thành thói quen trân trọng đồng tiền mình làm ra.

Bài học thứ năm: Đầu tư cho bản thân

Đầu tư học về tài chính, đầu tư để nâng cấp bản thân
Đầu tư học về tài chính, đầu tư để nâng cấp bản thân

Nhiều người cho rằng cứ phải đầu tư vào kinh doanh, bất động sản mới có thể sinh lời lớn. Tuy nhiên, thực tế đầu tư cho bản thân mới là kênh tiềm năng nhất. Người không chịu khó cập nhật, trau dồi kiến thức, xu hướng mới sẽ dễ bị tụt lại phía sau.

Ngoài việc truy cập các trang mạng xã hội, có nhiều cách để bạn mở rộng vốn kiến thức của bản thân. Chẳng hạn như dành thời gian đọc sách, báo hay học thêm về kiến thức kinh doanh, trau dồi ngoại ngữ mới.

>> Đọc thêm: Học về đầu tư thế nào hiệu quả nhất?

Bên cạnh đó, bạn cần biết sức khỏe vô cùng quan trọng, vì vậy bạn nên biết đầu tư vào sức khỏe bằng cách dành thời gian tập thể dục, nghỉ ngơi và ăn uống điều độ. Chỉ cần có sức khỏe tốt thì bạn sẽ có sức để hoàn thiện mọi mục tiêu đề ra.

Trên đây là những khoản đầu tư cho những bước tiến lớn cho công việc trong tương lai và giúp bạn làm chủ được cuộc sống của chính mình.

Bài học thứ sáu: Luôn cố gắng gia tăng thu nhập và bắt đầu đầu tư

Chúng ta đang sống trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, do đó, những nhu cầu, mong muốn, mục tiêu cá nhân cũng được nâng cao. Và để nhanh chóng có được những thứ bản thân muốn thì điều tất yếu cần thực hiện đó chính là gia tăng và phát triển thu nhập

Bạn có thể đầu tư sinh lợi, đầu tư chứng khoán, đầu tư kinh doanh, bất động sản, làm thêm, tham gia bảo hiểm, làm thêm ngoài giờ,… Điều này phụ thuộc vào năng lực tài chính, khả năng của bản thân và sức khỏe, ngành nghề của bạn.

Việc gia tăng thu nhập sẽ là nền tảng để bạn bắt đầu xây dựng kế hoạch tài chính, hướng tới Tự do tài chính thực sự.

>> Đọc thêm: Tự do tài chính bền vững với công thức Tam đoạn kim cương

Bài học thứ bảy: Luôn chuẩn bị cho các tình huống cấp bách

Hãy Lập quỹ khẩn cấp: Bạn có thể hiểu đơn giản quỹ khẩn cấp là quỹ được dùng để chi trả cho những tình huống rủi ro, cấp bách thường xoay quanh các vấn đề về đời sống, sức khỏe như tai nạn, ốm đau, bệnh tật, hỏng hóc đồ đạc,..

Việc bạn chủ động chuẩn bị một khoản tiết kiệm là điều vô cùng cần thiết trong cuộc sống.

Bên cạnh đó, một giải pháp tối ưu mà nhiều cá nhân lựa chọn đó là tham gia bảo hiểm: bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm nhân thọ,…

Bài học thứ tám: Lập các mục tiêu trung hạn

Khi còn trẻ, việc cân bằng giữa kiếm tiền, tiêu tiền và học cách tiết kiệm tiền luôn là một vấn đề đầy hóc búa. Thế nhưng việc lập mục tiêu trung hạn lại không được các bạn trẻ chú trọng.

Vì vậy, bạn phải nhận thức rằng, việc làm giàu không thể vội vàng, phải lên kế hoạch chi tiêu cho tương lai, lên kế hoạch chi tiêu rõ ràng, tránh chi tiêu phung phí cho những món đồ không cần thiết.

Và nhắc lại: Việc làm giàu không thể vội vàng, và càng không có “đường tắt”. Hãy thận trọng để không ném tiền của mình vào các hình thức lừa đảo trá hình. Hãy dành thời gian để học hỏi về tài chính, đầu tư bởi kiến thức sẽ đi cùng bạn suốt đời.

>> Đọc thêm: Thu nhập thụ động và Thu nhập chủ động, cái nào giúp xây dựng sự giàu có?

Bài học thứ chín: Chuẩn bị tiền cho nghỉ hưu

chuẩn bị cho kế hoạch hưu trí

Hãy học cách tiết kiệm tiền ngay từ sớm để tích lũy được khoản tiền lớn khi về hưu. Khi về hưu, thu nhập bị hạn chế và dần thu hẹp lại.

Vậy nên, việc lên kế hoạch chuẩn bị tiền cho quãng thời gian nghỉ hưu là vô cùng cần thiết và quan trọng.

Để chuẩn bị tiền cho quãng thời gian nghỉ hưu sau này, bạn có thể lựa chọn nhiều cách tiết kiệm, đầu tư khác nhau: gửi tiết kiệm ngân hàng, tham gia bảo hiểm, chứng khoán, bất động sản,…

Bài học thứ 10: Có nhận thức đúng đắn về tiền bạc

Những hành vi lừa đảo trên các trang mạng xã hội ngày một phổ biến và tinh vi, nhiều người muốn kiếm tiền nhanh dễ bị chúng làm thao túng tâm lý, dễ dàng rơi vào bẫy lừa đảo.

Chính vì vậy, bạn cần trang bị cho mình nhận thức đúng đắn về quá trình kiếm tiền. Không có việc làm nào là dễ dàng, thuận tiện cả, thành công chỉ đến khi và chỉ khi bạn cố gắng và nỗ lực đem lại giá trị cho công việc và cộng đồng.

Vậy nên, hãy xóa bỏ tư tưởng “việc nhẹ lương cao”, bạn nên trân trọng những gì bạn đạt được bằng cách chi tiêu và tiết kiệm hợp lý bởi đó là nền móng giúp bạn xây dựng sự giàu có bền vững trong tương lai.

Trên đây là 10 bài học về tiền bạc mà các bạn nên bỏ túi để xây dựng cho bản thân những chiến lược chi tiêu và kiếm tiền hợp lý. Đồng thời, chúng ta nên quý trọng nguồn thu nhập mình tạo ra, nên xây dựng kỹ năng quản lý tài chính cá nhân khoa học.

Hy vọng qua bài viết này, các bạn có thể thay đổi tư duy về tiền bạc để lựa chọn cho bản thân những khoản đầu tư bền vững cho tương lai. Hãy theo dõi và ghé thăm Tuấn Đầu Tư để đọc thêm nhiều kiến thức bổ ích khác nhé!

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Chia sẻ ngay

About The Author

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Scroll to Top